Câu hỏi:
Tôi là nhân viên của một doanh nghiệp tại Hà Nội, hợp đồng lao động ký kết từ năm 2014 là hợp đồng không xác định thời hạn. Đến nay tôi đang mang bầu được 6 tháng. Tôi dự định khi nghỉ sinh sẽ xin thôi việc. Nếu tôi xin thôi việc như vậy thì tôi có được hưởng chế độ thai sản hay không? Mức hưởng như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Trả lời
Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi đến Phòng tư vấn 0983525955 - 0931047999 – Công ty Luật TNHH Đại Nam. Dựa trên thông tin mà Bạn cung cấp, Công ty Luật TNHH Đại Nam xin tư vấn như sau:
Tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
- Điều kiện hưởng chế độ thai sản (Điều 31)
Đủ 2 điều kiện sau đây thì sẽ được hưởng chế độ khi sinh con:
- Thứ nhất, phải là lao động nữ đang mang thai, sinh con, nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi…và các trường hợp khác pháp luật quy định.
- Thứ hai, điều kiện về tham gia bảo hiểm xã hội: Trong thời gian đi làm tại doanh nghiệp, người lao động nữ phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
Tại khoản 4 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội quy định: “4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con …thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
- Thời gian hưởng chế độ khi sinh con ( khoản 1 Điều 34)
“1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng”.
Việc quy định về thời gian hưởng chế độ liên quan đến việc tính mức hưởng chế độ khi sinh con.
- Mức hưởng chế độ khi sinh con ( khoản 1 Điều 39 )
“a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;...”
Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
“a) Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn”.
Ví dụ: Chị sinh con vào ngày 16/4/2018, có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- Từ tháng 6/2017 đến tháng 09/2017 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 5.000.000 đồng/tháng;
- Từ tháng 01/2018 đến tháng 02/2018 (2 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
= |
(5.000.000 x 4) + (6.500.000 x 2) |
6 |
||
|
= |
5.500.000 (đồng/tháng) |
Mức hưởng chế độ sinh con = Mức bình quân tiền lương × Thời gian hưởng
- Trợ cấp một lần khi sinh con ( Điều 38 )
“Lao động nữ sinh con thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con”.
Đây là khoản tiền bạn được hưởng thêm ngoài mức hưởng hàng tháng nói trên (MLCS hiện nay bằng 1.300.000 đồng)
- Ngoài ra, trong trường hợp nếu bạn vẫn tiếp tục đi làm sau khi nghỉ sinh con thì chị còn được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản (quy định tại điều 41_ Luật bảo hiểm xã hội). Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định (trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định).
Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở ( MLCS = 1.300.000 đồng).
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH Đại Nam. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 0983525955 - 0931047999 để được giải đáp cụ thể hơn.
Trân trọng./.
Chuyên viên Bùi Thị Bích Phương
Bình luận