Điều kiện để làm người giám hộ cho người chưa thành niên

Câu hỏi:Vợ chồng em gái tôi vừa qua đời vì tai nạn giao thông, để lại bé gái chưa đầy 13 tuổi. Chúng tôi đã họp gia đình để cử người làm người giám hộ, đồng thời chăm sóc cho cháu nhưng chưa biết ai là người phù hợp theo quy  định của pháp luật. Xin hỏi luật sư : Để làm người giám hộ cần có những điều kiện nào? Trong gia đình tôi ai có thể làm người giám hộ cho cháu bé?

Trả lời:

          Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Phòng tư vấn 0983525955 - 0931047999 – Công ty Luật TNHH Đại Nam. Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Công ty Luật TNHH Đại Nam xin tư vấn như sau:

          Theo quy định về điều kiện của cá nhân làm người giám hộ tại Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.”

          Trong trường hợp này cháu bé mới 13 tuổi, Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được xác định theo thứ tự sau đây:

1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.”

          Từ những căn cứ pháp lý đó, người thân của cháu bé gồm ông bà nội ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì đều có thể làm người giám hộ cho cháu theo thứ tự như quy định pháp luật nêu trên hoặc theo sự thỏa thuận của các thành viên trong gia đình để nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát tiển của cháu bé.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH Đại Nam. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 0983525955 - 0931047999 để được giải đáp cụ thể hơn.

Trân trọng./.

Chuyên viên Nguyễn Bảo Ngọc

Bình luận

Thêm bình luận