Kỳ 8: Kiểu đòi nợ “thượng đế” có dấu hiệu vi phạm pháp luật?

(NĐ&ĐS) - “Thượng đế” và những người thân, người bạn có thể gửi đơn khiếu nại lên doanh nghiệp viễn thông, Sở thông tin và truyền thông địa phương để yêu cầu giải quyết, chấm dứt tình trạng quấy rối. Đồng thời, cũng có thể gửi đơn và cung cấp cho cơ quan CSĐT các tin nhắn, các cuộc điện thoại đe dọa “khủng bố” tinh thần.

Những cuộc điện thoại, tin nhắn mà các “thượng đế” của DeAura đang phải gánh chịu không chỉ gây bức xúc cho họ, cho những người thân, người bạn mà nó còn có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Trao đổi với phóng viên, luật sư Nguyễn Anh Tuấn, GĐ Cty luật TNHH Đại Nam, nhận định: Việc những thuê bao điện thoại lạ nhắn tin mang tính chất đe dọa người tiêu dùng là vi phạm các quy định trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Tại điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 13/11/2013 nêu rõ hình thức xử lý đối với vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin, cụ thể: Việc cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Trong trường hợp này, các thuê bao trên đang quấy rối, đe dọa cũng như xúc phạm nhân phẩm của người tiêu dùng (bao gồm khách hàng của DeAura và người thân, bạn bè).

                                _MG_2547                                Luật sư Nguyễn Anh Tuấn, GĐ Cty luật TNHH Đại Nam

Theo ông Tuấn, người tiêu dùng bị quấy rối có thể báo (trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, bằng văn bản hoặc thư điện tử) cho doanh nghiệp (DN) viễn thông mà mình đang là khách hàng (thuê bao). Hoặc gửi đơn khiếu nại cho Sở Thông tin và truyền thông địa phương để yêu cầu giải quyết.

DN viễn thông khi nhận được khiếu nại, tố cáo của khách hàng về việc quấy rối qua điện thoại cần theo dõi, kiểm tra, xác minh và yêu cầu chủ thuê bao ngừng ngay việc quấy rối.

Nếu chủ thuê bao quấy rối cố tình vi phạm, DN đó ngừng cung cấp dịch vụ. Đồng thời báo cáo kết quả cho Sở Thông tin và truyền thông địa phương của người khiếu nại, người quấy rối để xử lý vi phạm theo quy định.

Nói về trách nhiệm của DN viễn thông, ông Tuấn cho biết, DN phải cung cấp đầy đủ thông tin; chứng minh thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu tập trung của mình đã được đối chiếu, nhập, lưu giữ, quản lý theo đúng các quy định; bố trí nhân sự, phương tiện kỹ thuật tại chi nhánh của DN ở địa phương để phục vụ việc kiểm tra, thanh tra thông tin thuê bao của các thuê bao đã giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung tại địa phương khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu, được quy định tại điểm d khoản 8 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 06/4/2011.

                                         Tin nhắn của Fe                                                  Một tin nhắn được cho là của Fe Credit gửi đến "thượng đế" của DeAura Spa

“Để tìm ra thông tin chủ nhân thuê bao quấy rối khách hàng không phải là khó bởi hiện tượng sim rác của các DN viễn thông hiện đã được kiểm soát. Người tiêu dùng chỉ cần khiếu nại đến DN viễn thông và Sở thông tin và truyền thông địa phương để ngăn chặn và yêu cầu xác minh thông tin chủ thuê bao, xem có phải của đơn vị cho vay tiêu dùng (Cty Tài chính TNHH Một thành viên Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Fe Credit) hay của một cá nhân hoặc đơn vị nào đó mạo danh?”, ông Tuấn chia sẻ.

Đồng quan điểm, luật sư Bùi Đình Hiến, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho hay, những cuộc gọi, tin nhắn quấy rối, đe dọa người tiêu dùng nếu có dấu hiệu phạm tội hình sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan công an sẽ ra quyết định xử phạt hành chính. Đồng thời áp dụng một số biện pháp khác theo quy định của pháp luật buộc người vi phạm phải chấm dứt hành vi.

Theo ông Hiến, để có chứng cứ nộp kèm theo đơn, người tiêu dùng cần cung cấp cho cơ quan CSĐT các tin nhắn, các cuộc điện thoại đe dọa “khủng bố” tinh thần, các biên bản làm việc của công an xã, phường về việc bị dọa nạt. Ngoài ra, người tiêu dùng có thể cung cấp cho cơ quan CSĐT lời khai của các nhân chứng để họ có thêm thông tin khi giải quyết vụ việc.

                                                Tin nhắn mạo danh của Fe Credit nhắn cho khách hàng                              Một tin nhắn mạo danh để đòi nợ khiến không ít người tiêu dùng lo lắng

Hiện tại, Báo Nhân đạo và Đời sống đã gửi công văn tới Cty Fe Credit trao đổi một số nội dung liên quan đến vấn đề vay tiêu dùng này. Trong đó, vấn đề đòi nợ khách hàng vay tiêu dùng cũng được Báo đề cập, nhằm làm rõ việc đòi nợ khách hàng là do nhân viên Cty Fe Credit thực hiện hay ủy quyền qua một đơn vị khác?

Báo Nhân đạo và Đời sống vẫn đang chờ những câu trả lời từ Cty Fe Credit về vấn đề vay tiêu dùng này để thông tin tới độc giả.

Thông qua Báo Nhân đạo và Đời sống, các khách hàng của DeAura muốn được trợ giúp pháp lý miễn phí và cần tham khảo mẫu đơn khiếu nại, xin vui lòng liên hệ:

- Khu vực phía Bắc: Công ty luật TNHH Đại Nam

Địa chỉ: Số 25 phố Huỳnh Thúc Kháng, phường Yết Kiêu, quận Hà Đông, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.322.32546  -  19006192 (Hotline)          Email: luatdainam.vn@gmail.com

- Khu vực phía Nam: Trung tâm tư vấn phát triển thương hiệu và chất lượng (CBQ)

Địa chỉ: Số 15 Bà Lê Chân, phường Tân Định, quận 1, TP.Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 028.381.21278 - 028.381.24571     Email: thuonghieuchatluong@gmail.com

Khắc Hạnh - Nguyễn Tuấn - Ngọc Dung

Bình luận 2

  1. Kỳ 8: Kiểu đòi nợ “thượng đế” có dấu hiệu vi phạm pháp luật?
    pootbax

    Birrer, MD, PhD You re absolutely right lasix interactions Aromatase Inactivators Several steroidal inhibitors

    1. Kỳ 8: Kiểu đòi nợ “thượng đế” có dấu hiệu vi phạm pháp luật?
      Indurse

      cialis vs lev Jxxztk https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Litvak AS Franks CD Vaught SK McRoberts JW. Cialis https://newfasttadalafil.com/ - cialis without a doctor's prescription Ensizy

Thêm bình luận