Quy định về mức đặt tiền để thay thế biện pháp tạm giam (tại ngoại)

Hỏi: ngày 14/1/2018, Con tôi cướp giật 01 điện thoại có giá trị 300.000đ của một người đi đường, và đang bị Cơ quan điều tra huyện tạm giữ tại nhà tạm giữ Công an huyện. Do con tôi phạm tội với tích chất, mức độ nguy hiêm không đáng kể cho xã hội, nên Cơ quan công an ra thông báo thay đổi biện phạm tạm giam thành đặt tiền để bảo đảm. Nay cho tôi xin hỏi mức đặt tiền đối với trường hợp của con tôi là bao nhiêu?

Trả lời:

       Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Phòng tư vấn 0983525955 - 0931047999 – Công ty Luật TNHH Đại Nam. Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Công ty Luật TNHH Đại Nam xin tư vấn như sau:

         Tại khoản 1 Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Điều 171. Tội cướp giật tài sản

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm….”

          Do con Bạn bị bắt quả tang về hành vi cướp giật tài sản có giá trị là 300.000đ (ba trăm nghìn đồng) thì con Bạn đã phạm vào khoản 1 Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015, đây là tội có khung hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nên thuộc trường hợp tội phạm nghiêm trọng.

Tại Điều 5 Thông tư 17/2013/TTLT- BTP- BCA- BQP- VKSNDTC- TANDTC ngày 14/11/2013 hướng dẫn về việc đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật hình sự 2003 quy định:

“Điều 5. Mức tiền được đặt để bảo đảm

1. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân bị can, bị cáo và khả năng tài chính của bị can, bị cáo hoặc của người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần (sau đây viết tắt là người đại diện hợp pháp), Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới:

a) Hai mươi triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

b) Tám mươi triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng;

c) Hai trăm triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

2. Đối với các trường hợp sau đây thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định mức tiền phải đặt để bảo đảm thấp hơn nhưng không dưới một phần hai (1/2) mức tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này:

a) Bị can, bị cáo thuộc hộ nghèo hoặc có điều kiện kinh tế khó khăn;

b) Bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, là người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân hoặc được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của Bà mẹ Việt Nam anh hùng, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của gia đình được tặng bằng “Gia đình có công với nước”;

c) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần.”

          Như vậy, mức tiền để đảm bảo trong trường hợp của bạn sẽ do Cơ quan Điều tra quy định cụ thể nhưng không thấp hơn 80.000.000 đ (Tám mươi triệu đồng) hoặc không thấp hơn 40.000.000 (Bốn mươi triệu đồng) nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư trên.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH Đại Nam. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 0983525955 - 0931047999 để được giải đáp cụ thể hơn.

Trân trọng./.

Chuyên viên Nguyễn Xuân Dũng

 

Bình luận

Thêm bình luận