Thay đổi người trực tiếp nuôi con

Hỏi:

Vợ chồng tôi ly hôn và con gái chúng tôi về ở với mẹ cháu cùng ông bà ngoại. Sau đó, tôi có gia đình riêng nhưng hàng tháng vẫn cấp dưỡng cho con. Nay cô ấy vừa mới mất, tôi muốn đón con gái 7 tuổi về nuôi nhưng bà ngoại cháu không đồng ý vì vấn đề “mẹ kế con chồng”. Tôi muốn hỏi rằng: Tôi có được quyền mang con về nuôi không?

Trả lời:

Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi đến Phòng tư vấn 0983525955 - 0931047999 – Công ty Luật TNHH Đại Nam. Dựa trên thông tin mà Bạn cung cấp, Công ty Luật TNHH Đại Nam xin tư vấn như sau:

*Quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con:

Căn cứ tại khoản 1, Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng như sau:

“1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Cũng tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

...“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan."...

Căn cứ vào các quy định trên thì cha, mẹ vừa là người có quyền, vừa là người có nghĩa vụ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con chưa thành niên kể cả trước và sau khi ly hôn. Mặc dù khi ly hôn, Tòa án quyết định vợ cũ của bạn là người trực tiếp nuôi con, nhưng hiện nay chị ấy đã mất thì bạn có quyền trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con quy định của pháp luật.

*Vấn đề Thay đổi người trực tiếp nuôi con

Mặc dù vợ cũ bạn đã mất, nhưng bạn muốn là người trực tiếp nuôi con thì bạn phải có yêu cầu “ Thay đổi người trực tiếp nuôi con” theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014:

“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

…b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Khi đó, việc bạn muốn trực tiếp nuôi con phải hỏi ý kiến của con bạn xem con có nguyện vọng ở cùng bạn hay không, trừ trường hợp con bạn từ chối bạn là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc bạn bị hạn chế quyền nuôi con theo Điều 85 Luật Hôn nhân gia đình hoặc không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì ông, bà ngoại có thể trở thành người giám hộ cho con bạn.

“ Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH Đại Nam. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 0983525955 - 0931047999 để được giải đáp cụ thể hơn.

Trân trọng./.

Chuyên viên Bùi Thị Bích Phương

 

 

 

 

 

 

Bình luận

Thêm bình luận