Thủ tục cấp Căn cước công dân

Câu hỏi: Tôi có làm mất giấy chứng minh nhân dân và hiện tại muốn làm thẻ căn cước để thay thế. Xin hỏi thủ tục cấp thẻ căn cước như thế nào? khi tôi dùng căn cước công dân thì những giấy tờ sử dụng số chứng minh nhân dân cũ có còn hiệu lực không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Phòng tư vấn 0983525955 - 0931047999 – Công ty Luật TNHH Đại Nam. Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Công ty Luật TNHH Đại Nam xin tư vấn như sau:

Theo Luật Căn cước công dân năm 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ căn cước công dân là số định danh cá nhân. Hiện nay việc làm thẻ căn cước công dân chưa bắt buộc. Nếu người dân chưa có nhu cầu, hoàn toàn có thể sử dụng chứng minh nhân dân như hiện hành.Trong trường hợp, cá nhân nào có nhu cầu muốn làm thẻ căn cước công dân thì sẽ đến cơ quan quản lý căn cước công dân để thực hiện thủ tục cấp. Ngoài ra, các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.

Theo Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014, công dân có thể lựa chọn một trong những nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

“1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.”

          Trình tự, thủ tục cấp Căn cước công dân được quy định tại Điều 22 Luật căn cước công dân 2014 như sau:

“a) Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;

b) Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.

Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;

c) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;

d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;

đ) Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.”

Ngoài ra, Theo Điều 15 Thông tư 07/2016/TT-BCA, trường hợp công dân mất chứng minh nhân dân 9 số thì được xử lý như sau:  “…3. Trường hợp công dân mất Chứng minh nhân dân 9 số mà làm thủ tục cấp thCăn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân 9 số đã mất cho công dân.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH Đại Nam. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 0983525955 - 0931047999 để được giải đáp cụ thể hơn.

Trân trọng./.

         

                                                                             Chuyên viên Nguyễn Bảo Ngọc

Bình luận

Thêm bình luận