Từ ngày 15/1 ngân hàng được phép phá sản

Cả năm lao động, chắc hẳn mọi người đều mong muốn tìm được 1 địa chỉ uy tín nhất để ‘giữ hộ’ những đồng tiền “mồ hôi xương máu” của mình.

Những tưởng ngân hàng sẽ là nơi an toàn nhất để chọn mặt gửi vàng, tuy nhiên theo Luật các Tổ chức tín dụng chính thức có hiệu lực thi hành kể từ 15/1 thì các ngân hàng yếu kém sẽ được phép phá sản.

Như vậy, kể từ thời điểm 15/1/2018, các Tổ chức tín dụng, trong đó có ngân hàng, nếu làm ăn không hiệu quả sẽ được phép cho phá sản. Tuy nhiên câu chuyện – tiền của người gửi sẽ như thế nào thì vẫn chưa được đề cập đến.

Theo tìm hiểu thì…

Tại khoản 2 Điều 24 Luật bảo hiểm tiền gửi quy định: Đối tượng áp dụng của luật này bao gồm những người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.

Quy định này nêu rõ, kể từ ngày 5/8, số tiền bảo hiểm được thanh toán cho các khoản tiền gửi (được bảo hiểm) bao gồm cả gốc và lãi cho vay của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75 triệu đồng.

Như vậy, nếu một tổ chức tín dụng tuyên bố phá sản, người dân có khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng đó sẽ nhận được tối đa 75 triệu đồng từ khoản bảo hiểm tiền gửi. Nói cách khác, dù số tiền người dân gửi vào tổ chức tín dụng là 100 triệu đồng, 500 triệu đồng hay nhiều hơn thì số tiền bảo hiểm tiền gửi chi trả cho người dân sẽ chỉ không quá 75 triệu đồng.

Niềm tin của người gửi tiền sẽ ra sao khi hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng gửi vào ngân hàng chỉ được đổi lại bằng khoản bảo hiểm tiền gửi 75 triệu đồng?

Lợi ích và quyền lợi của người gửi tiền cần phải được cam kết và bảo vệ thông qua những chính sách và giải pháp cụ thể. Trong tình huống này, việc chính thức áp dụng Luật TCTD mới bắt đầu từ 15/1 không đề cập đến các chính sách cho những người gửi tiền đã khiến người dân không khỏi hoang mang.

Làm sao để giảm thiểu rủi ro mất tiền

1 số điều sau để an toàn nhất:

Chọn ngân hàng uy tín: Đầu tiên để gửi tiết kiệm phải lựa chọn cho mình ngân hàng để “chọn mặt gửi vàng”, tốt nhất là mình nên chọn những ngân hàng mạnh nhất hiện nay để gửi. Có 15 ngân hàng thương mại của Việt Nam được lọt vào danh sách 500 ngân hàng thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, theo đánh giá của tổ chức này.

Thêm nữa mọi người cần lưu ý rằng dù gửi tiền ở ngân hàng nào hãy mang sổ tiết kiệm về vì đó là tài sản của mình, nếu gửi lại ngân hàng thì phải có giấy tờ biên nhận rõ ràng hoặc tìm đến dịch vụ thuê tủ an toàn của ngân hàng để cất giữ tài sản.

Chọn kỳ hạn gửi tiền: Loại tiết kiệm được các ngân hàng thiết kế rất nhiều kỳ hạn để người dân linh hoạt lựa chọn. Kỳ ngắn từ một đến dưới 12 tháng; dài trên 12 tháng. Có ngân hàng đang có những sản phẩm tiền gửi chỉ 1, 2, 3 tuần. Do đó, tuỳ vào tình hình thực tế, trước khi gửi, mọi người nên cân nhắc kỹ sẽ gửi kỳ hạn nào là phù hợp nhất. Nếu chưa thu xếp ổn thoả kế hoạch tài chính, hoặc cảm thấy không đủ tin tưởng thì chỉ nên gửi kỳ hạn ngắn.

Bài viết liên quan