Thủ tục đặt tiền để đảm bảo
Tổng đài tư vấn – – Công ty Luật TNHH Đại Nam tư vấn thủ tục miễn chấp hành hình phạt:
1.Đối tượng:
– Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo được nhận đặt tiền để đảm bảo.
– Người đặt tiền bảo đảm: Bị can, bị cáo hoặc người thân thích của bị can, bị cáo.
– Cơ quan tiến hành tố tụng quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Bị can, bị cáo phạm tội lần đầu; có nơi cư trú rõ ràng; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
+ Bị can, bị cáo có khả năng về tài chính để đặt bảo đảm theo quy định. Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần mà không có hoặc không đủ tiền để đặt bảo đảm thì xem xét đến khả năng tài chính của người đại diện hợp pháp của họ;
+ Căn cứ xác định, sau khi được tại ngoại, bị can, bị cáo sẽ có mặt theo
giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng và không tiêu huỷ, che giấu chứng cứ hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử;
+ Việc cho bị can, bị cáo tại ngoại không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự;
+ Không thuộc một trong các trường hợp không áp dụng biện pháp đặt tiền để đảm bảo.
– Không áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Bị can, bị cáo phạm một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
+ Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
+ Bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; phạm tội rất nghiêm trọng thuộc loại tội phạm về ma túy, tham nhũng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản;
+ Bị tạm giam trong trường hợp bị bắt theo lệnh, quyết định truy nã;
+ Bị can, bị cáo là người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
+ Bị can, bị cáo là người nghiện ma tuý;
+ Bị can, bị cáo là người tổ chức trong trường hợp phạm tội có tổ chức;
+ Hành vi phạm tội gây dư luận xấu trong nhân dân.
2. Thẩm quyền giải quyết:
– Về thẩm quyền quyết định cho bị can, bị cáo được đặt tiền đảm bảo: tùy vào giai đoạn điều tra, truy tố hoặc xét xử mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh.
+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.
+ Viện trưởng. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
+ Chánh án. Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án. Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
+ Thẩm phán chủ tọa phiên tòa
– Ở đây cần phải lưu ý đối với trường hợp Thủ trưởng. Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp áp dụng biện pháp này cần phải được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê duyệt.
3. Hồ sơ, thủ tục:
– Khi xét thấy bị can, bị cáo có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm thì cơ quan đang tiến hành tố tụng đối với vụ án gửi Thông báo về việc đặt tiền để bảo đảm cho họ thông qua cơ sở giam giữ.
+ Đối với bị can, bị cáo là người đã thành niên thì kèm theo Thông báo có mẫu đơn đề nghị được đặt tiền để bảo đảm thay thế cho biện pháp tạm giam và mẫu giấy uỷ quyền cho người đại diện thực hiện việc đặt tiền để bảo đảm.
+ Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần thì kèm theo Thông báo có mẫu đơn đề nghị được đặt tiền để bảo đảm thay thế cho biện pháp tạm giam; đồng thời, cơ quan đang tiến hành tố tụng gửi Thông báo cho người đại diện hợp pháp của họ.
– Trong thời hạn một ngày làm việc, kể từ khi nhận được Thông báo và các mẫu văn bản kèm theo, cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển cho bị can, bị cáo. Nếu bị can, bị cáo có nguyện vọng thì tạo điều kiện để họ hoàn chỉnh các mẫu văn bản.
– Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được Thông báo về việc đặt tiền để bảo đảm và các mẫu văn bản kèm theo, nếu có nguyện vọng xin được đặt tiền để bảo đảm thay thế biện pháp tạm giam thì bị can, bị cáo phải hoàn chỉnh đơn và giấy uỷ quyền (đối với người đã thành niên) và gửi cho cơ quan đã thông báo thông qua cơ sở giam giữ.
– Trong thời hạn một ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn đề nghị, giấy uỷ quyền của bị can, bị cáo, cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển cho cơ quan đang tiến hành tố tụng đối với vụ án.
– Trong thời hạn một ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn đề nghị và giấy uỷ quyền của bị can, bị cáo, đại diện cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án xác nhận vào giấy uỷ quyền và gửi ngay cho người được uỷ quyền bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được Giấy ủy quyền, người được bị can, bị cáo ủy quyền ghi ý kiến của mình, ký tên vào Giấy ủy quyền và nộp lại cho cơ quan tiến hành tố tụng đối với vụ án. Giấy uỷ quyền là cơ sở để người được uỷ quyền thay mặt bị can, bị cáo thực hiện việc đặt tiền để bảo đảm.
– Trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần thì cơ quan đang tiến hành tố tụng đối với vụ án chuyển đơn đề nghị của bị can, bị cáo cho người đại diện hợp pháp của họ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, người đại diện hợp pháp ghi ý kiến, ký tên vào đơn đề nghị của bị can, bị cáo và nộp lại cho cơ quan tiến hành tố tụng đối với vụ án.
– Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ khi nhận được các giấy tờ do người đại diện hợp pháp, người được bị can, bị cáo ủy quyền nộp lại theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư liên tịch này, cơ quan đang tiến hành tố tụng đối với vụ án có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
– Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được Thông báo về việc cho đặt tiền để bảo đảm, người được bị can, bị cáo uỷ quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải hoàn thành việc đặt tiền.
4. Mức tiền bảo đảm:
– Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân bị can, bị cáo và khả năng tài chính của bị can, bị cáo hoặc của người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần (sau đây viết tắt là người đại diện hợp pháp), Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới:
+ Hai mươi triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
+ Tám mươi triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng;
+ Hai trăm triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
– Đối với các trường hợp sau đây thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định mức tiền phải đặt để bảo đảm thấp hơn nhưng không dưới một phần hai (1/2) mức tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này:
+ Bị can, bị cáo thuộc hộ nghèo hoặc có điều kiện kinh tế khó khăn;
+ Bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, là người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân hoặc được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của Bà mẹ Việt Nam anh hùng, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của gia đình được tặng bằng “Gia đình có công với nước”;
+ Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần.
5. Căn cứ pháp lý:
– Điều 122, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
-Điều 3,7,8,9,10 Thông tư liên tịch số: 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC Hướng dẫn về việc đặt tiền bảo đảm.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNH Đại Nam Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn liên hệ Tổng đài tư vấn – của Công ty Luật TNHH Đại Nam để được giải đáp cụ thể.
Trân trọng./.
Chuyên viên Nguyễn Thị Vinh