Câu hỏi: Hiện tôi đang có ý định thành lập doanh nghiệp tư nhân (Việt tắt là DNTT) để triển khai hoạt động kinh doanh buôn bán vật liệu xây dựng. Vậy Luật sư có thể cho tôi được biết loại hình DNTN có ưu nhược điểm gì? Có thích hợp với mục đích kinh doanh của tôi hay không?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn – của Công Ty Luật TNHH Đại Nam. Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp và qua đối chiếu các quy định pháp luật hiện hành, Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Có 4 yếu tố chính cần cân nhắc khi xem xét lựa chọn loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với kế hoạch kinh doanh, gồm:
Để bạn có thêm cơ sở cho quyết định lựa chọn loại hình doanh nghiệp của bạn, Chúng tôi có phân tích cụ thể về những ưu điểm và nhược điểm của loại hình DNTN theo pháp luật Việt Nam hiện nay như sau:
Căn cứ Điều 183 Luật Doanh nghiệp năm 2014 định nghĩa: “DNTN (DNTN)là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.
– Ưu điểm:
+ Về chế độ sở hữu và chịu trách nhiệm: Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên DNTN hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
+ Về thuế: Chủ doanh nghiệp sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân trên phần lợi nhuận phát sinh từ doanh thu của doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Về cơ cấu tổ chức và quản lý doanh nghiệp đơn giản nhất trong các loại hình doanh nghiệp.
+ Về khả năng cơ cấu lại: Chủ DNTN có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp cho người khác.
– Nhược điểm:
+ Nếu chế độ sở hữu và chịu trách nhiệm như phân tích ở trên được coi là một ưu điểm của DNTN thì nó cũng là một nhược điểm rất lớn của loại hình doanh nghiệp này. Việc không có sự tách bạch về tài sản giữa chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp dẫn đến khi có rủi ro xảy ra, chủ DNTN sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình và của cả DNTN chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp như ở loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
+ DNTN không có tư cách pháp nhân, điều này cũng là một nhược điểm khá lớn. Bởi không phải nghiễm nhiên mà pháp luật lại trao tư cách pháp nhân cho một tổ chức để hoạt động trên thực tế. Tư cách pháp nhân sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo lòng tin trước khách hàng khi giao dịch bởi nó có sự tách bạch về tài sản và khả năng chịu trách nhiệm cao hơn khi có rủi ro xảy ra.
+ Về cách thức huy động vốn: Nếu như công ty cổ phần có quyền phát hành cả cổ phiếu và trái phiếu, công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền phát hành trái phiếu để huy động vốn – đây là lợi thế của hai loại hình này, thì DNTN lại không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Mỗi loại hình đều có những mặt mạnh và mặt hạn chế riêng. Do đó, trước khi quyết định đầu tư thành lập doanh nghiệp theo loại hình công ty nào, chủ doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư cũng nên cân nhắc thật kỹ trên cơ sở các yếu tố hiện của của mình để đưa ra lựa chọn cho phù hợp nhất.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNH Đại Nam. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn – của Công ty Luật TNHH Đại Nam để được giải đáp cụ thể.
Trân trọng./.
Chuyên viên Vũ Tuân