Lừa đảo bán hàng qua mạng xử lý thế nào?

Lừa đảo bán hàng qua mạng xử lý thế nào?

Hỏi: Tôi có đặt mua hàng hóa qua mạng. Mọi giao dịch đều qua tin nhắn facebook và điện thoại, hai bên có thỏa thuận: Trong thời hạn 02 ngày sau khi tôi chuyển tiền, thì họ có trách nhiệm chuyển hàng đến tay tôi.Ngày 15/12/2017, tôi đã chuyển khoản 10.000.000 VNĐ vào tài khoản ngân hàng của người đó, nhưng đến nay đã hơn 05 ngày rồi, tôi đã vẫn không nhận được hàng đặt mua, người kia đã xóa facebook, điện thoại thì tắt máy. Làm thế nào để tôi lấy được số tiền đã mất?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Phòng tư vấn – Công ty Luật TNHH Đại Nam. Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Công ty Luật TNHH Đại Nam xin tư vấn như sau:

Theo thỏa thuận, thì người bán hàng có nghĩa vụ phải giao hàng cho bạn trong thời hạn 02 kể từ ngày bạn nhận tiền. Tuy nhiên, đã hết thời hạn như đã thỏa thuận, người bán hàng không những không chuyển hàng, mà còn có dấu hiệu bỏ trốn. Hành vi của người bán hàng này có dấu hiệu của tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung:

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bố triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản…”

          Theo đó, Bạn có quyền tố giác tội phạm đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan, tổ chức khác. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức này tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.

Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản. Cụ thể Điều 6 Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định về Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố:

“1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm bao gồm:

a) Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân;

b) Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân;

c) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

d) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự Trung ương;

đ) Bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý mà tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm thuộc quyền hạn điều tra của cơ quan mình thì tiến hành giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đó.”

Như vậy với vụ việc của bạn, bạn nên làm đơn tố giác tội phạm gửi đến các quan có thẩm quyền giải quyết được nêu ở trên. Các cơ quan này sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và trả lời đơn tố giác của bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH Đại Nam. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn để được giải đáp cụ thể hơn.

Trân trọng./.

Chuyên viên Nguyễn Thị Vinh

 

Bài viết liên quan