Thủ tục kháng cáo

Tổng đài tư vấn 024.32232546 – Công ty Luật TNHH Đại Nam tư vấn thủ tục kháng cáo

1.Đối tượng:

Người có quyền kháng cáo:

– Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm

– Người bào chữa có quyền để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.

– Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

– Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội

2. Thẩm quyền:

– Người kháng cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm. Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền của họ.

– Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm . Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật tố tụng hình sự.

3. Hồ sơ:

– Đơn kháng cáo hoặc trình bày trực tiếp.

– Chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung( nếu có) để chứng minh tính có căn cứ để kháng cáo.

4. Thời hạn:

– Đối với bản án sơ thẩm: là 15 ngày kể từ ngày tuyên án ,trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn  tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

– Đối với quyết định sơ thẩm : là 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định

– Kháng cáo quá hạn được chấp nhận nếu có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người có quyền  không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định.

– Trường hợp đơn hợp lệ, Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày hết hạn kháng cáo Tòa án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho những người liên quan đến kháng cáo. Thông báo phải nêu rõ yêu cầu của người kháng cáo.

– Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ nhưng nội dung kháng cáo chưa rõ thì Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay cho người kháng cáo để làm rõ.

– Trường hợp nội dung đơn kháng cáo đúng quy định của Bộ luật này nhưng quá thời hạn kháng cáo thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày lý do và xuất trình chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.

– Trường hợp người làm đơn kháng cáo không có quyền kháng cáo thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đơn, Tòa án trả lại đơn và thông báo bằng văn bản cho người làm đơn, Viện kiểm sát cùng cấp. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do của việc trả lại đơn.

+ Việc trả lại đơn có thể bị khiếu nại trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.

5. Căn cứ pháp lý:

–  Theo Điều 331, 332, 333, 334, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

6. Mẫu đơn:

Mẫu đơn kháng

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNH Đại Nam Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn liên hệ Tổng đài tư vấn 024.32232546 của Công ty Luật TNHH Đại Nam để được giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.

Chuyên viên Nguyễn Thị Vinh

Bài viết liên quan